00:54 EDT Thứ sáu, 20/09/2024
HƯỞNG ỨNG NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA 10/10

Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 24


Hôm nayHôm nay : 2883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 56141

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 4612814

Trang nhất » Tin Tức » Công khai

global block news

Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2017 - 2020

Thứ hai - 23/10/2017 03:58

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của nhà trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trường THCS và THPT Tân Thạnh.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS VÀ THPT TÂN THẠNH
GIAI ĐOẠN 2017 – 2020
 
      A. PHẦN MỞ ĐẦU
     Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục nước ta đã có sự đổi mới, chuyển từ nền giáo dục phục vụ kinh tế kế hoạch hoá sang nền giáo dục vận hành theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đường lối phát triển sự nghiệp giáo dục phục vụ CNH – HĐH đất nước, Đảng ta đã xác định: Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của từng vùng nói riêng; Gíao dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân.
     Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến sự nghiệp đổi mới giáo dục Việt Nam. Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 ( Luật số 44/2009/QH 12, ban hành ngày 25/11/2009); Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về xây dựng  đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị quyết 37/2004/QH11 của Quốc hội; Chỉ thị 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng phải xây dựng kế hoạch chiến lươc phát triển của từng nhà trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.
     Trường THCS và THPT Tân Thạnh được thành lập theo quyết định số 615/QĐ-UBND, ngày 07/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/02/2012.
     Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của nhà trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS và THPT Tân Thạnh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. Trong điều kiện của một trường mới thành lập vừa tròn 5 năm, Trường THCS và THPT Tân Thạnh  quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, góp phần xây dựng ngành giáo dục huyện Long Phú nói riêng và của tỉnh Sóc Trăng nói chung phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

     BKẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS VÀ THPT TÂN THẠNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2020 TẦM NHÌN 2025
     I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
     1. Đặc điểm tình hình (Số liệu cuối năm học 2016 – 2017)
     1.1. Môi trường bên trong
     a. Điểm mạnh
     -  Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 68; trong đó: BGH: 2, giáo viên: 58, công nhân viên: 8.
     -  Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trên chuẩn 24, tỷ lệ 35,2%( chủ yếu là ở khối THCS).
     -  Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
     - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:  nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
     - Chất lượng học sinh
     + Tổng số học sinh: 864
     + Tổng số lớp: 26
 
STT Khối TSHS/Nữ HẠNH KIỂM 2016-2017
TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
1 6 148/72 122 82.4 23 15.5 2 1.4 0 0
2 7 116/61 111 95.7 5 4.31 0 0 0 0
3 8 117/51 116 99.2 1 0.85 0 0 0 0
4 9 86/45 85 98.8 1 1.16 0 0 0 0
5 10 183/91 158 86.3 23 12.6 2 1.1 0 0
6 11 171/91 155 90.6 14 8.19 1 0.6 1 0.6
7 12 143/76 139 97.2 4 2.8 0 0 0 0
Toàn trường 864/424 964/487 886 91.91 71 7.37 5 0.52 1
 
 
 STT Khối TSHS/Nữ HỌC LỰC 2016-2017 DANH HIỆU  
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU KÉM HSG HSTT  
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL  
1 6 148/72 28 18.9 49 33.1 56 37.8 14 9.46 0 0 28 18.9 49  
2 7 116/61 23 19.8 44 37.9 47 40.5 2 1.72 0 0 23 19.8 44  
3 8 117/51 24 20.5 39 33.3 49 41.9 5 4.27 0 0 24 20.5 39  
4 9 86/45 17 19.8 45 52.3 24 27.9 0 0 0 0 17 19.8 45  
5 10 183/91 20 10.9 65 35.5 78 42.6 20 10.9 0 0 20 10.9 65  
6 11 171/91 19 11.1 79 46.2 67 39.2 6 3.51 0 0 19 11.1 79  
7 12 143/76 41 28.7 44 30.8 54 37.8 4 2.8 0 0 41 28.7 44  
Toàn trường 864/424 135 172 17.84 365 37.86 375 38.9 51 5.29 0 0 172 17.84  
 
     + Tỷ lệ đỗ thi tốt nghiệp năm học 2015 – 2016: 100%.
     – Cơ sở vật chất
     + Tổng diện tích được giao: 10.000m.
     + Phòng học: 24
     + Phòng bộ môn: 5 ( tuy nhiên phòng Lý, Hóa, Sinh trang thiết bị bên trong chưa đầy đủ)
     + Phòng Thư viện: 01 (38 m2), số đầu sách còn khiêm tốn, chủ yếu là sách giáo khoa
     + Phòng làm việc: 8
     b. Điểm hạn chế
     - Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:
     + Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn  mang tính động viên, chưa thực chất.  
     + Trường chưa được giao quyền tự chủ về con người nên không chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.
    - Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình và yêu nghề nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, chủ nhiệm, năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi.
    - Chất lượng học sinh:  vẫn còn có học sinh có hạnh kiểm trung bình, cho thấy ý thức học tập và tu dưỡng rèn luyện chưa thực sự tốt.
   - Cơ sở vật chất: phòng họp có diện tích nhỏ, chưa có bàn ghế bên trong, phải tận dụng các loại bàn khác nhau nên không đủ chỗ ngồi cho giáo viên khi hội họp và ghi chép, chưa có phòng sinh hoạt chuyên môn của từng tổ, phải mượn phòng học; phòng bộ môn còn thiếu nhiều trang thiết bị bên trong.
   Đời sống của CB- GV- CNV còn nhiều khó khăn, nhất là các giáo viên mới ra trường.
   Tình hình kinh tế địa phương khó khăn, phát triển chậm, chủ yếu kinh tế nông nghiệp, một bộ phận học sinh không đủ điều kiện để học tập tốt, nhất là học sinh thuộc diện gia đình chính sách, học sinh dân tộc ít người, học sinh hộ nghèo đói…
     1.2. Môi trường bên ngoài
      a. Thời cơ
     Là trường được xây mới hoàn toàn, nên nhà trường được sự quan tâm tạo điều kiện nhiều của lãnh đạo chính quyền các cấp và sở Gíao dục và Đào tạo.
    Đội ngũ cán bộ đều đạt chuẩn và một số đang phấn đấu đạt trên chuẩn, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Tập thể đoàn kết và có quyết tâm cao trong xây dựng nhà trường lớn mạnh về mọi mặt.
     Nhu cầu giáo dục chất lượng cao lớn và ngày càng tăng, tình hình phát triển học sinh trên địa bàn khá ổn định và theo chiều hướng tốt, phụ huynh, xã hội ngày càng quan tâm và đầu tư cho vấn đề học tập của học sinh
     b. Thách thức
     Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
     Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
     Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
   1.2 Xác định các vấn đề ưu tiên
          Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
          Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nhân viên theo đúng định mức tiêu chuẩn và phấn đấu trên chuẩn cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.  Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Quan tâm việc cử giáo viên ôn tập và thi các lớp cao học chuyên ngành, cử cán bộ quản lý tham gia các lớp nghiệp vụ quản lý giáo dục và các lớp chính trị.
          Chú trọng ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.
          Quan tâm công tác xã hội hoá giáo dục, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nhà trường và hỗ trợ học sinh học tập tốt hơn.

     II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
     1. Sứ mệnh
     Cung cấp cho học sinh kiến thức vững chắc, phát triển đầy đủ về trí tuệ, thể chất, đạo đức, tình cảm và thẩm mỹ
     2. Tầm nhìn
     Đào tạo những con người mạnh khoẻ về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.
     3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
     Tôn trọng- Trung thực - Lắng nghe - Đổi mới sáng tạo- Kỷ luật - Hợp tác - Khát vọng vươn lên

     III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
    1. Mục tiêu
     Phấn đấu nhà trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2018 –2019, là mô hình giáo dục từng bước hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
     2. Chỉ  tiêu
     2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
     Nhà trường đảm bảo đủ về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo chuẩn quy định. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và có trên 20% trên chuẩn vào năm 2020, tất cả cán bộ quản lý được học tập nghiệp vụ quản lý giáo dục và 2/3 cán bộ quản lý có trình độ lý luận chính trị và Cao học.
     Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%. Cán bộ, giáo viên, nhân viên  biết sử dụng máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
     2.2. Học sinh
     – Qui mô: + Lớp học: Quy mô từ 26 đến 28 lớp (không quá 45 học sinh/lớp)
                      + Học sinh: 900 đến 950 học sinh/ năm học.
     – Chất lượng học tập:
        + Trên 40% học lực khá, giỏi (trên 5% học lực giỏi)
        + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém < 5%.
        + Tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban < 5% ( bỏ học < 1%)
        + Thi đỗ Đại học, Cao đẳng: Trên 20 %.
        + Thi học sinh giỏi cấp tỉnh 12: 10 giải trở lên.
     – Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
        + Chất lượng đạo đức: 95% hạnh kiểm khá, tốt.
        + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, thực hiện tốt pháp luật Nhà nước.
     2.3. Cơ sở vật chất
          - Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được đầu tư, sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
          - Các phòng tin học, thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng được xây dựng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng và được trang bị nâng cấp theo hướng đạt chuẩn hiện đại.
          -  Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”
     3. Phương châm hành động
     “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”

     IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
     1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh
     Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn
     2. Xây dựng và phát triển đội ngũ
     Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản đáp ứng được yêu cầu, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó và có quyết tâm cao trong xây dựng, phát triển nhà trường, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn
     3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
     Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị.
     4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
     Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng do nhà trường tổ chức để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ Lý– Tin
     5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
     - Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
     - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc xây dựng phát triển nhà trường.
        + Nguồn lực tài chính:
          .  Ngân sách Nhà nước.
          .  Ngoài ngân sách “ Từ vận động các nguồn lực xã hội, PHHS…”
          .  Các nguồn trích từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường
        + Nguồn lực vật chất:
          .  Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.
          .  Trang thiết bị phục vụ dạy –  học.
      Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.
     6. Xây dựng thương hiệu
     - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.
     - Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS.
     - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

     V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
     1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
     Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
     2. Tổ chức
     Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế phát triển của nhà trường.
     3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược
     Giai đoạn 1: Từ năm học 2016 – 2017: Trình cấp thẩm quyền phê duyệt chiến lược phát triển của nhà trường, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược. Lập và triển khai đề án xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; Rà soát bổ sung hàng năm
     Giai đoạn 2: Từ năm 2017 -  2020: Đề nghị cấp trên công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Khẳng định được thương hiệu, uy tín và hình ảnh cuả nhà trường là một cơ sở giáo dục  có chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
     Giai đoạn 3: Từ năm 2020 trở đi: Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường : Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân”.
     4. Đối với Hiệu trưởng
     Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học và thực hiện rà soát, điều chỉnh cơ bản vào năm 2017.
     5. Đối với các Phó Hiệu trưởng
     Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện và điều chỉnh (nếu có).
     6. Đối với tổ trưởng chuyên môn
    Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch, kiến nghị, đề xuất điều chỉnh (nếu có).
     7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch và nêu những kiến nghị, đề xuất (nếu có). 

     VI. KẾT LUẬN
     1. Kế hoạch chiến lược là văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường về mọi mặt đúng hướng trong tương lai (giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng tầm nhìn đến năm 2025); giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm.
     2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB-GV-NV và học sinh trong xây dựng một nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, xây dựng một thương hiệu, một địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của huyện Long Phú và tỉnh Sóc Trăng.
     3. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự thay đổi về kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung qua từng năm, từng giai đoạn cho phù hợp. Tuy nhiên bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2016 – 2020 và cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.

     VII. KIẾN NGHỊ
     1. Đối với UBND huyện
     Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí tổ chức, hoạt động phù hợp với thực tế của địa phương và nhà trường.
     2. Đối với Sở GD&ĐT
     Tham mưu với tỉnh tạo mọi điều kiện để trang bị kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, tuyển dụng đủ và đạt chuẩn đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên để trường thực hiện KHCL đã đề ra; chỉ đạo, giúp đỡ trường về cách tổ chức và thực hiện KHCL.
     3.  Đối với trường
    Tất cả CB-GV-NV và học sinh quán triệt đầy đủ KHCL đã xây dựng và đoàn kết, quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra.
 
HIỆU TRƯỞNG


 
 
 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng ký thủ tục nhập học