Trước hết đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Tuy nhiên tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trãi qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Viktor Emil Frankl (1905- 1997) ông học ngành y tại Đại học Vienna và hành nghề bác sĩ tâm thần ở Áo. Năm 1946 chỉ trong vòng 9 ngày, ông đã viết xong “
Đi tìm lẽ sống” với số lượng phát hành kỷ lục.
Đây đúng là một quyển sách kinh điển của thời đại. Trước hết đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Tuy nhiên tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trãi qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.
Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa…
Quyển sách này có nhiều đoạn văn mang nhiều ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một con người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành một vị trí cho nó.
Mời các em học sinh liên hệ thư viện trường để mượn đọc nhé!
P/s: Sách có 220 trang.
Chúng ta sẽ trở thành gì phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất cả các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở. (Thomas Carlyle )