19:42 ICT Thứ sáu, 22/09/2023
Người lớn dạy trẻ con học nói, còn trẻ con dạy người lớn im lặng.

Lượng truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18


Hôm nayHôm nay : 1520

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 53035

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 3619928

Trang nhất » Tin Tức » Hoá học

Hiệu ứng nhà kính (The greenhouse effect)

Thứ tư - 27/04/2016 16:45

Hiệu ứng nhà kính là gì? Ở các nước ôn đới, để trồng cây vào mùa đông, người ta trồng trong nhà kính, nơi có nhiệt độ cao trong nhà kính cao hơn bên ngoài. Từ đó thuật ngữ “Hiệu ứng nhà kính” ra đời.

 
http://images.fineartamerica.com/images-medium-large/greenhouse-effect-conceptual-image-roger-harris.jpg Đó là hiện tượng khí CO2 (tác nhân chính) trong khí quyển (atmosphere) hấp thu bức xạ năng lượng mặt trời (solar radiation) và giữ lại làm cho trái đất ấm lên.

          Khi nồng độ khí CO2 ở mức cân bằng tự nhiên, hiệu ứng nhà kính giúp giữ nhiệt cho Trái Đất, làm cho nó không bị nguội lạnh đi. Nhưng thực tế, sự gia tăng quá mức nồng độ CO2 sẽ kéo theo sự tăng nhiệt độ của các lớp dưới tầng đối lưu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu lượng CO2 tăng gấp đôi so với hiện tại thì nhiệt độ sẽ tăng thêm 4 độ C. Ở sao Kim, lượng CO2 gấp 60.000 lần ở trái đất nên nhiệt độ trung bình của sao Kim khoảng 425 độ C
http://astrocampschool.org/wp-content/uploads/2015/04/Greenhouse-Effect-diagram.jpg
Khí CO2 hấp thụ một phần bức xạ nhiệt của mặt trời và cho các tia có bước sóng l từ 50.000 – 100.000 A0 đến mặt đất. Và mặt đất phát ngược lại những bức xạ nhiệt có bước sóng hơn 140.000 A0 bị khí CO2 hấp thụ mạnh và phát trở lại trái đất làm trái đất ấm lên.
Nói một cách khác, ánh sáng mặt trời khi đi qua tấm kính thì những bức xạ có bước sóng ngắn đi qua, đến nơi hấp thụ sẽ phản xạ trở lại bức xạ có bước sóng dài hơn và bị tấm kính cản lại. Khí CO2 đóng vai trò của tấm kính .
 
Chúng ta biết rằng, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng lên 1 độ C thì sẽ có rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của con người, nhất là sản xuất lương thực. Sự tăng nhiệt độ hơn mức bình thường sẽ kéo theo hiện tượng tan băng ở hai địa cực, làm tăng mực nước biển, và do đó có thể nhấn chìm các vùng đất thấp. Mặt khác, sự tăng nhiệt độ sẽ kéo theo sự giảm lượng mưa, lượng băng tuyết rơi, dẫn đến sự đảo lộn các chu trình sinh hóa địa trong khí quyển. Như vậy, sự tăng nồng độ CO2 trong khí quyển có nguy cơ dẫn đến thảm họa sinh thái. Chính vì vậy, người ta xếp CO2 vào loại chất gây ô nhiễm mặc dù bản thân nó không phải là chất độc.
http://cdn2.gbtimes.com/cdn/farfuture/TqQvwWEd98tZlcqMnzw26Pq3KU4V9DJPB9TIqVyvMek/mtime:1410953540/sites/default/files/styles/768_wide/public/2014/09/17/96214964.jpg?itok=coMZm7tI
http://img.khoahoc.tv/photos/image/042012/09/sealevels.jpg
Nước biển sẽ dâng 20m nếu băng tan
 
Nguyên nhân làm tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển chính là việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (trong nhà máy nhiệt điện và nhiều nhà máy khác, …), việc phá rừng.
Phát thải Fossil Fuel
Cuộc cách mạng công nghiệp, con người đã đưa vào khí quyển lượng CO2 đáng báo động
http://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/2013/01/Moitruong-WWF-Deforestation/REDSVN-WWF-Deforestation-01.jpg
Con người tàn phá rừng – tàn phá cuộc sống của chính mình
Vì lợi ích chung, hãy bảo vệ rừng – lá phổi của Trái Đất.

* Các hình ảnh minh họa được sưu tầm từ internet;
* Bài viết có tham khảo từ Earth System Research Laboratory (esrl.noaa.gov) và một số nguồn tài liệu khác.

Tác giả bài viết: Nguyễn Đức Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng ký thủ tục nhập học