Đang truy cập :
21
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 20
Hôm nay :
1907
Tháng hiện tại
: 22173
Tổng lượt truy cập : 3815875
Tiền thân, trường là một điểm phân hiệu của trường THPT Lương Định Của, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, được thành lập năm 2006, với 06 phòng học tạm. Năm học 2006 - 2007, điểm phân hiệu có 05 lớp 10, tiếp nhận học sinh từ các xã Tân Thạnh, Châu Khánh, Tân Hưng, Phú Hữu, Long Đức và vùng giáp ranh phường 8, thành phố Sóc Trăng. Phân hiệu của trường Lương Định Của được mở tại xã Tân Thạnh đã giải quyết khó khăn trong việc đi lại của học sinh và đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục địa phương. Tuy nhiên, do các phòng học xây tạm bằng tol, vách tol nên rất khó khăn cho giáo viên cũng như học sinh trong việc giảng dạy và học tập khi thời tiết nóng bức hoặc mưa to. Nếu được chứng kiến tận mắt những giờ học lúc trời oi bức hoặc mưa giông mới thấy được cái khó, cái khổ của thầy và trò tại đây, chưa kể những khó khăn khác về trang, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Mặc dù như thế nhưng chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh không ngừng nâng cao, đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các hoạt động giáo dục khác cũng được đảm bảo. Một mơ ước của thầy và trò cũng như hy vọng của phụ huynh, các cấp chính quyền địa phương là có được một ngôi trường khang trang tại xã nhà, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thầy giáo, cô giáo cũng như học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Rồi điều mơ ước đó đã trở thành hiện thực khi UBND tỉnh quyết định xây dựng một ngôi trường mới, quy mô tại xã Tân Thạnh. Với diện tích gần 9.900m2, gồm 02 khu phòng học (1 trệt, 2 lầu, 24 phòng); 01 khu phòng thực hành, thí nghiệm (1 trệt, 1 lầu, 8 phòng); 01 khu Hiệu bộ; 01 nhà tập thể thao đa năng; cổng, tường rào, láng sân, nhà xe học sinh, giáo viên, các hệ thống điện nước, cây xanh, phòng cháy chữa cháy, . . . Trong thời gian gần hai năm thi công (tính từ đầu năm 2011) như vậy, hiện nay phòng học khang trang, hiện đại đã đưa vào sử dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.